Thông tin mới dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu năm 2022

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chính thức được Thủ tướng Chính phủ  quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 23/09/2021. Dự án này sẽ thực hiện hóa việc kết nối vùng Đông Nam Bộ với mức đầu tư 19.616 tỉ đồng.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn một dài 53 km sẽ được xây dựng theo quy mô 4 đến 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, với tổng vốn hơn 19.000 tỷ đồng.

Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thủ tướng vừa quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư 19.616 tỉ đồng.

Mục tiêu dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 51; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP.HCM - Vũng Tàu, phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tổng quan về cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tên dự án: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Chiều dài: 53,7km

Điểm đầu: Kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 qua thành phố Biên Hòa

Vận tốc thiết kế: 100km/h

Điểm cuối: Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc thành phố Bà Rịa.

Quy mô: Từ 4 đến 6 làn xe

Hình thức: đối tác công - tư (PPP)

Vốn đầu tư: 19.616 tỉ đồng

Thông tin chi tiết cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km với điểm đầu tại kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 qua thành phố Biên Hòa và điểm cuối tại km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc thành phố Bà Rịa. Dự án này được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Theo quy hoạch tuyến cao tốc này sẽ có quy mô từ 6 đến 8 làn xe và chia theo từng đoạn khác nhau. Cụ thể đoạn đầu dự án qua Biên Hòa đến nút giao Long Thành có quy mô 6 làn xe. Đoạn từ nút giao Long Thành đến nút giao Tân Hiệp 8 làn xe; Và đoạn từ nút giao Tân Hiệp đến điểm cuối dự án 6 làn xe.

Tuy nhiên trên thực tế vì để cân đối nguồn lực và dựa trên cơ sở nhu cầu vận tải, bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị việc giảm 2 làn xe mỗi đoạn. Sau khi hoàn thành tiến độ của giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ mở rộng các làn xe theo đúng như quy hoạch đã tính toán ban đầu.

Với kinh phí đầu tư 19.616 tỉ đồng, nguồn vốn này được chia đều cho các hoạt động khác nhau. Cụ thể chi phí lớn nhất là xây dựng - thiết bị với 8.649 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 6.629 tỷ đồng, còn lại là chi phí lãi vay, tư vấn, dự phòng. Nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.987 tỷ đồng. Nhà nước dự kiến tham gia với phần vốn khoảng 6.720 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng. Tất cả nguồn vốn này dự kiến sẽ được hoàn lại trong vòng 17 năm.

Vai trò của tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trở thành một trong những dự án được kỳ vọng nhiều nhất trong thời gian tới vì nó đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc phát triển kinh tế và nâng cao khả năng lưu thông của người dân.

Sau khi hoàn thành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ kết nối các tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức và sân bay Long Thành. Việc này giúp người dân có thể lưu thông xuyên suốt dễ dàng giữa khu vực Đông Nam Bộ.

Hiện tại QL51 đang rơi vào tình trạng kẹt xe trầm trọng, đặc biệt vào thời điểm lễ tết. Sau khi giai đoạn 1 của dự án cao tốc này hoàn thành sẽ giúp giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên QL51. Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu còn phát huy tối đa tiềm năng của sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cải Mép – Thị Vải. Góp phần thúc đẩy sự phát triển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,  Đồng Nai và toàn Đông Nam Bộ.

Đặc biệt trong tương lai, hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ được tăng công suất hoạt động. Điều này tạo áp lực lớn cho Quốc Lộ 51, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu như giải pháp cần phải có để giải quyết tình trạng này.

Trước đó để giải quyết tình trạng kẹt xe, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đã đề xuất xây dựng đường liên vùng 4 để kết nối với các tuyến đường và cao tốc trong khu vực. Ngoài ra còn có hàng loạt các dự án ở Đồng Nai được đưa vào khai thác như: Cao tốc Long Thành, tuyến tránh QL1 qua Biên Hòa, sắp tới thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc Long Thành.

Sơ đồ dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu
Sơ đồ dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu

Định hướng phát triển tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Hai tỉnh Đồng Nai và Và Rịa – Vũng Tàu đang tích cực chuẩn bị công tác khởi công dự án này. Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, cao tốc này sẽ kết nối với cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sẽ có 2 nút giao quan trọng trên tuyến cao tốc này bao gồm: Nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành) và nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đưa ra kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2022 - 2023 và xây dựng đến năm 2026, cụ thể:

  • Năm 2021 – 2022: Thời gian chuẩn bị
  • Năm 2022 – 2023: Lựa chọn nhà thầu và giải phóng mặt bằng
  • Năm 2022 – 2024: Tái định cư
  • Năm 2024 – 2026: Thi công xây dựng công trình

Theo tính toán của Bộ GTVT , khi dự án này được xây dựng sẽ có khoảng 3.130 hộ bị ảnh hưởng, khoảng 2.589 hộ đủ điều kiện tái định cư.

Trên đây là một vài thông tin về cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tuyến cao tốc có vai trò quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ này. Truy cập website KIMOANH.NET để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Zalo
0937 091 291